Kiểm định tín hiệu Giao dịch nội bộ

Áp dụng chiến lược Moving Average Cross Over đối với danh mục đầu tư vào ngành Ngân hàng

Chiến lược Moving Average Cross Over về nguyên tắc rất dễ hiểu. Tuy nhiên việc áp dụng thực tế để sinh ra lợi nhuận ổn định không phải đơn giản do đối với mỗi thị trường, ngành nghề khác nhau thì việc xác định MA ngắn và MA dài là một nghệ thuật và đỏi hỏi kinh nghiệm của Nhà đầu tư.  

Dòng tiền có suy yếu đôi chút

Trường Money – Post nhận định TTCK ngày 13/09/2022

Chúng ta thấy thay vì lạm phát cao đồng tiền mất giá với Lạm phát Mỹ quá cao đồng tiền lại mạnh nhất sau 21 năm. Trong bài trước đây mình có nói liên quan đến đồng tiền trú ẩn, các giao dịch phòng vệ và bán khống tiền mạnh khác để bảo vệ NAV… Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang hướng đến mục tiêu “hạ cánh mềm” cho nền kinh tế lớn nhất thế giới – khi giảm dần lạm phát về mức 2% mà không gây suy thoái.

Dữ liệu lạm phát tháng 8 được dự báo hạ nhiệt. Nhưng CPI lõi không bao gồm thực phẩm và năng lượng vẫn tăng. Tuần sau gần như chắc chắn FED sẽ tăng lãi suất 0.75%. Như mình đã nói TTCK, TT đầu cơ cần chiết khấu vụ này và đã chiết khấu tốt từ những phiên trước.

TTCK toàn cầu liên tục mạnh lên, đồng USD hạ nhiệt đang hình thành một cân bằng mới. Đợt tăng lãi tháng 11 tới cần tiếp tục theo dõi.


Nhận định TTCK ngày 13/09/2022

cổ phiếu ngành FMCG

Hiện tại có phải là thời điểm thích hợp để đầu tư vào cổ phiếu ngành FMCG?

Gần đây các mã cổ phiếu ngành Thực phẩm và Đồ uống (FMCG) lần lượt tăng giá sau khi công bố kết quả kinh doanh phục hồi mạnh mẽ với tỷ suất lợi nhuận tốt. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao và tiền tệ thắt chặt, nhiều nhà đầu tư dần quan tâm đến các doanh nghiệp có tỷ lệ tiền mặt cao và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản phẩm thiết yếu. Liệu chiến lược này có thực sự phù hợp, hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời trong lịch sử 10 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Dữ liệu lịch sử 10 năm dưới đây so sánh lợi nhuận khi đầu tư vào các cổ phiếu trong ngành FMCG với danh mục VN30 và chỉ số VNIndex. Trong đó, lợi nhuận được tính bằng chênh lệch giữa giá phiên giao dịch đầu tiên và phiên giao dịch cuối cùng của cùng năm. Để so sánh mức hấp dẫn khi đầu tư vào từng danh mục, chúng tôi dùng chỉ số Sharpe đo lường lợi nhuận trên một đơn vị rủi ro.


cổ phiếu ngành FMCG

Dòng tiền có suy yếu đôi chút

Trường Money – Post nhận định TTCK ngày 08/09/2022

Nhà đầu tư vừa ăn một quả Bulltrap hạng nặng. Sau một đợt tăng khá dài, trước nhiều áp lực, và dòng tiền suy yếu thì những phiên giảm như hôm qua cũng rất bình thường.
Năm nay sẽ có rất nhiều biến động mạnh ở những CP có kỳ vọng ảo. Đặc biệt ăn không nói có. NẾU KHÔNG SỚM NHẬN RA VÀ ĐỤNG VÀO, sẽ trả một cái giá rất đắt.
Đợt tăng giá vừa rồi, rất nhiều CP bị định giá quá cao, bạn không tầm soát cổ phiếu sẽ không thấy và tiếp tục trả giá đắt nữa như 1.530 giảm xuống.
TTCK không còn gọi là nóng sốt nữa. Nên không có chuyện có đại sóng mà ăn nữa đâu. CHỈ CÓ CON ĐƯỜNG ĐẦU TƯ VÀO CP TĂNG GIÁ TRỊ LIÊN TỤC CAO, càng cao càng tốt . Nó cũng là con đường duy nhất bảo vệ NAV của bạn.
Với tín dụng ngân hàng kiểu này, chắc chắn vào giữa tháng 11 đến tháng 12 năm nay. Dòng tiền tiếp tục suy yếu.
Dòng tiền trên TTCK, đột biến vào dòng nào đó chỉ vài phiên rất dễ tạo ra cái bẫy tăng giá. Nên nhìn thấy dòng tiền vào CP nào đó duy trì cao kéo dài kèm nội tại tăng nhanh liên tục mới là điều kiện trong nhiều điều kiện.
Nhận định TTCK ngày 08/09/2022

Vĩ mô và TTCK

Vĩ Mô và TTCK

Lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm (US) tăng lên mức cao nhất trong 3 tháng qua. Đặc biệt những thống kê cho thấy FED sẽ tăng lãi suất thêm 0.75% vào tháng 9 này. Điều này cũng gây áp lực lên các thị trường đầu cơ cao. Đồng thời áp lực rất lớn lên các đồng tiền khác duy trì.

Nhìn vào Trung Quốc có thể thấy các cổ phiếu công nghệ nước này cũng giảm mạnh. Do một số phong tỏa dịch, và CNY liên tiếp mất giá. Điều này cũng sẽ gây áp lực lên cả giá năng lượng toàn cầu.

Tại khu vực Châu Âu, lạm phát chắc chắn chưa hạ nhiệt. Một số chính phủ bơm hàng tỷ EUR để cứu các công ty khí, điện. Cũng báo hiệu một đợt tăng lãi suất lớn hơn nữa.

EU không thể cai được nâng lượng Nga vào lúc này. Phải cần ít nhất vài năm. Có nhiều dấu hiệu cho thấy phải quan sát kỹ khu vực EU, để trả lời câu hỏi liệu có xảy ra một cuộc suy thoái kinh tế tế rộng. Nếu các chính phủ không cứu các công ty năng lượng, khả năng sụp đổ hệ thống là chắc chắn. Các nước như Đức ??, Thuỵ điển, Ba Lan ?? đã bơm hàng chục tỷ EUR cho các nhóm công ty này.


Vĩ Mô và TTCK

Danh mục ETF

Dự báo thay đổi danh mục ETF kỳ Q3/2022

Các quỹ ETF ngoại sẽ thực hiện tái cơ cấu danh mục kỳ quý 3/2022 theo lịch dưới đây. Hai nhóm chỉ số của FTSE và MVIS sẽ cần hoàn thành cơ cấu danh mục vào ngày 16/09, trong khi các chỉ số của MSCI đã hoàn thành cơ cấu vào ngày 31/08.

Phân tích kỹ thuật

Báo cáo Phân tích Kỹ thuật 30/08/2022

Phiên giao dịch ngày 30/08 mở cửa với tâm lý tương đối tích cực, VN-Index tạo một khoảng trống tăng giá 5 điểm sau ATO. Dòng tiền đổ mạnh vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, giúp VN-Index tăng tới 17 điểm trong phiên sáng, tuy nhiên áp lực bán nhanh chóng dâng cao khiến chỉ số thu hẹp đà tăng. Sang đến phiên chiều, diễn biến thị trường có phần giằng co, VN-Index nỗ lực chinh phục mốc 1,280 điểm nhưng không thành công. Trong bối cảnh đó, nhóm ngành Thực phẩm và Ngân hàng trở thành tâm điểm của phiên giao dịch với nhiều mã tăng điểm tích cực, tiêu biểu có thể kể đến TACSBTVCBBID.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/08, VN-Index đóng cửa tại 1,279.4 điểm, tăng 8.6 điểm (tương đương 0.7%).Thanh khoản thị trường đạt 526 triệu cổ phiếu khớp lệnh, tương ứng giá trị giao dịch xấp xỉ 13,836 tỷ. Thị trường giằng co với tỷ lệ mã tăng giá/mã giảm giá là 226/208.


Báo cáo Phân tích Kỹ thuật 30/08/2022

Phân tích kỹ thuật

Báo cáo Phân tích Kỹ thuật 29/08/2022

Phiên giao dịch đầu tuần mở cửa với tâm lý bi quan, VN-Index tạo một khoảng trống giảm giá lên tới 18 điểm sau ATO. Đến thời điểm 11:15, áp lực chốt lời gia tăng khiến VN-Index giảm tới 33 điểm, tuy nhiên lực cầu bắt đáy đã nhanh chóng nhập cuộc giúp chỉ số thu hẹp đà giảm.

Sau giờ nghỉ trưa, diễn biến thị trường có phần hưng phấn, áp lực điều chỉnh khiến VN-Index giảm tới 33 điểm so với mốc tham chiếu, lực cầu bắt đáy có thời điểm xuất hiện tuy vậy không đủ để chỉ số lấy lại sắc xanh vào cuối phiên. Trong bối cảnh đó, một số cổ phiếu nhóm ngành Dầu khí và Hóa chất như PVS, PVD, DCM, DPM ngược chiều tăng điểm tích cực, thậm chí chạm trần.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/08, VN-Index đóng cửa tại 1,270.8 điểm, giảm 11.8 điểm (tương đương 0.9%).Thanh khoản thị trường đạt 846 triệu cổ phiếu khớp lệnh, tương ứng giá trị giao dịch xấp xỉ 20,562 tỷ. Thị trường nghiêng về số mã giảm với tỷ lệ mã tăng giá/mã giảm giá là 73/399.


Báo cáo Phân tích Kỹ thuật 29/08/2022

Phân tích kỹ thuật

Báo cáo Phân tích Kỹ thuật 26/08/2022

Phiên giao dịch cuối tuần mở cửa trong sắc xanh nhẹ, VN-Index tăng 3 điểm sau ATO. Phần lớn thời gian phiên sáng, chỉ số biến động trong biên độ hẹp quanh mốc tham chiếu. Bước sang phiên chiều, tâm lý thị trường có phần giằng co theo chiều hướng tiêu cực, áp lực bán dâng cao khiến VN-Index điều chỉnh đáng kể và lùi sát mốc 1,280 điểm vào cuối phiên. Trong bối cảnh đó, một số cổ phiếu nhóm ngành Bán lẻ và Thực phẩm như MWG, PNJ, TAC, GTN ngược chiều tăng điểm tích cực.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/08, VN-Index đóng cửa tại 1,282.6 điểm, giảm 6.3 điểm (tương đương 0.5%). Thanh khoản thị trường đạt 669 triệu cổ phiếu khớp lệnh, tương ứng giá trị giao dịch xấp xỉ 16,075 tỷ. Thị trường nghiêng về số mã giảm với tỷ lệ mã tăng giá/mã giảm giá là 131/321.


Báo cáo Phân tích Kỹ thuật 26/08/2022

Phân tích kỹ thuật

Báo cáo Phân tích Kỹ thuật 25/08/2022

Phiên giao dịch ngày 25/08 mở cửa trong sắc xanh nhẹ, VN-Index tăng 3 điểm sau ATO. Dòng tiền đổ mạnh vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, giúp VN-Index tăng tới 9 điểm trong phiên sáng, tuy nhiên áp lực chốt lời nhanh chóng dâng cao khiến chỉ số thu hẹp đà tăng.

Sau giờ nghỉ trưa, tâm lý thị trường có phần tích cực, VN-Index tăng tốc và tiệm cận 1,290 điểm vào cuối phiên. Trong bối cảnh đó, nhóm ngành Hóa chất và Thép trở thành tâm điểm của phiên giao dịch với nhiều mã tăng điểm tích cực, thậm chí chạm trần, tiêu biểu có thể kể đến DCMDPMHSGNKG.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/08, VN-Index đóng cửa tại 1,288.9 điểm, tăng 11.7 điểm (tương đương 0.9%). Thanh khoản thị trường đạt 624 triệu cổ phiếu khớp lệnh, tương ứng giá trị giao dịch xấp xỉ 15,482 tỷ. Thị trường nghiêng về số mã tăng với tỷ lệ mã tăng giá/mã giảm giá là 279/168.


Báo cáo Phân tích Kỹ thuật 25/08/2022